Tuesday, June 25, 2013

Vua cờ chớp Lê Quang Liêm thi đấu giao lưu với người hâm mộ



Cờ vua là môn thể thao trí tuệ bậc nhất hiện nay. Giải vô địch cờ vua đầu tiên trên thế giới diễn ra vào năm 1886 và Wilhelm Steinitz là nhà vô địch thế giới vào năm đó. Năm 1924, Liên đoàn Cờ vua Thế giới viết tắt là FIDE ra đời. Từ đó đến nay, môn cờ vua luôn phát triển với nhiều nội dung và nhiều giải đấu đẳng cấp thế giới.
 
     Việt Nam là một trong những quốc gia có môn cờ vua phát triển mạnh, đặc biệt kể từ khi vận động viên Đào Thiên Hải trở thành đại kiện tướng quốc tế đầu tiên của Việt Nam cách đây 20 năm. Suốt 20 năm qua, cờ vua Việt Nam phát triển không ngừng và luôn là đối thủ đáng gờm nhất của cờ vua Trung Quốc ở khu vực châu Á. Không chỉ thế cờ vua Việt Nam còn giành được vị trí cao trên toàn thế giới qua các giải đấu lớn. 

     Đến nay, làng cờ vua Việt Nam đã có những cái tên như Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Phạm Lê Thảo Nguyên, Võ Thị Kim Phụng, Dương Thế Anh, Trần Thanh Tú, Nguyễn Đức Hòa là những kỳ thủ trẻ đã tạo được tiếng vang trên các đấu trường quốc tế. Năm 2012 vừa qua, chúng ta đã chứng kiến kỳ thủ nhí Nguyễn Anh Khôi giành giải vô địch giải U10 thế giới. Song vận động viên có nhiều sức hút hơn cả chính là siêu đại kiện tướng Lê Quang Liêm, người mang về cho cờ vua Việt Nam chức vô địch Giải cờ chớp thế giới vừa diễn ra ở Nga vào trung tuần tháng 6 vừa qua. Với thành tích này, Lê Quang Liêm đã làm rạng danh làng cờ Việt Nam khiến người hâm mộ nước nhà tỏ ra rất vui mừng.

     Để đáp lại sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ dành cho kỳ thủ số một Việt Nam, Trung tâm cờ vua Quốc tế phối hợp cùng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và trường Tiểu học Anh – Việt – Mỹ đã tổ chức buổi thi đấu giao lưu với siêu đại kiện tướng Lê Quang Liêm.

    Trong chương trình có 40 người hâm mộ thi đấu với Lê Quang Liêm và ba kiện tướng khác gồm: kiện tướng quốc tế Nguyễn Đức Hòa, kiện tướng FIDE Thần Thanh Tú và kiện tướng quốc tế Dương Thế Anh. Mỗi kiện tướng sẽ thi đấu với 10 đối thủ. Cùng với đó, người hâm mộ sẽ cùng thần tượng Lê Quang Liêm phân tích các thế cờ qua thể loại cờ nói lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Ngoài ra, Ban tổ chức còn giới thiệu cuốn sách Cờ vua cho mọi người của kiện tượng quốc tế Phạm Bích Ngọc (đương kim vô địch cờ nhanh toàn quốc 2013), đồng thời là Tổng giám đốc Trung tâm Cờ vua Quốc Tế.

     Đến tham dự buổi giao lưu có những khách mời là ông Nguyễn Phước Trung − Tổng thư ký Liên đoàn cờ vua TP. HCM, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Tất Thành, kiện tướng quốc tế Vũ Thị Kim Phụng − người từng giành 2 huy chương vàng giải vô địch cờ vua U20 châu Á cùng nhiều kiện tướng khác.

     Buổi giao lưu thi đấu với siêu đại kiện tướng Lê Quang Liêm đã để lại trong lòng người hâm mộ niềm tin vững chắc vào môn cờ vua Việt Nam trên đấu trường thế giới. Chắc chắn những thành công của Lê Quang Liêm sẽ là động lực để các kỳ thủ khác của Việt Nam tiến xa hơn.

Hữu Nam
Quay phim: Ngọc Khoa

Lê Quang Liêm “đấu” cùng lúc trên hàng chục bàn cờ

Sáng 23-6, tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (Q.4, TP.HCM) vừa diễn ra chương trình “Ngày hội cờ vua – sân chơi trí tuệ” với sự tham gia của hơn 300 bạn trẻ.
Siêu đại kiện tướng Lê Quang Liêm giao lưu cùng các bạn trẻ hâm mộ
Siêu đại kiện tướng Lê Quang Liêm giao lưu cùng các bạn trẻ hâm mộ – Ảnh: Thanh Vũ
Tại chương trình, các bạn trẻ giao lưu với Lê Quang Liêm và các đại kiện tướng quốc tế khác: Phạm Bích Ngọc, Nguyễn Đức Hòa, Trần Thanh Tú… Bạn trẻ hâm mộ cờ được trực tiếp xem ván cờ vua của Nguyễn Đức Hòa và Fide Trần Thanh Tú với sự phân tích, bình luận của Lê Quang Liêm. Bên cạnh đó, nữ kiện tướng Phạm Bích Ngọc giới thiệu và tặng 50 quyển sách “Cờ vua dành cho mọi người” do chính cô viết.
Các bạn trẻ hào hứng chờ đợi được trực tiếp đấu cờ với Lê Quang Liêm
Các bạn trẻ hào hứng chờ đợi được trực tiếp đấu cờ với Lê Quang Liêm – Ảnh: Thanh Vũ
Trong chương trình, Lê Quang Liêm và các đại kiện tướng cờ vua khác trực tiếp thi đấu cùng lúc trên 40 bàn cờ với người hâm mộ là các sinh viên, học sinh.
Đặc biệt, các bạn trẻ được tìm hiểu cờ nói, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, được Nguyễn Đức Hòa và Trần Thanh Tú biểu diễn. Sau 5 nước đi, hai kỳ thủ này sẽ cùng phân tích và nói ra những suy nghĩ, đánh giá thế trận, lạc quan hay bi quan về thế cờ của mình… Lê Quang Liêm là người phân tích xuyên suốt ván cờ.
Lê Quang Liêm bình luận thế cờ giữa kiện tướng quốc tế Nguyễn Đức Hòa và kiện tướng Fide Trần Thanh Tú
Lê Quang Liêm bình luận thế cờ giữa kiện tướng quốc tế Nguyễn Đức Hòa và kiện tướng Fide Trần Thanh Tú – Ảnh: Thanh Vũ
Lê Quang Liêm chia sẻ cùng các bạn trẻ đam mê cờ vua: “Nếu yêu thích cờ vua, bạn có thể theo đuổi vì cờ vua là môn thể thao ít tốn kinh phí đầu tư về vật chất. Chỉ cần bạn đam mê và biết học hỏi cũng như sắp xếp thời gian chơi cờ hợp lý là có thể thành công”.
Đây là hoạt động do Hội Cờ vua thuộc Trung tâm Đào tạo cờ vua quốc tế – phối hợp cùng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức.
THANH VŨ
Nguồn: Tuổi trẻ

VN lại thắng lớn ở Giải vô địch cờ vua trẻ Đông Nam Á


Sau khi thắng áp đảo ở nội dung cờ nhanh và truyền thống, các kỳ thủ VN tiếp tục đại thắng ở nội dung cờ chớp kết thúc vào hôm qua, tại Thái Lan, khi đoạt thêm 24 HC vàng ở các nhóm tuổi.
Trần Thanh Tú - HCV U.18 nam nội dung cờ chớp.
Trần Thanh Tú - HC vàng U18 nam, nội dung cờ chớp.
Ở lứa tuổi U10 nam, 3 kỳ thủ Lê Hữu Thái, Phạm Nguyễn Hoàng Duy, Trần Tuấn Minh cùng 5,5 điểm và cùng đoạt HC vàng. Ở lứa tuổi U8 nữ, Huỳnh Thu Trúc và Nguyễn Thanh Thủy Tiên cùng đoạt HC vàng với 6 điểm.
Tương tự, Ngô Diệu Hoa và Tôn Nữ Hồng Ân cùng đoạt HC vàng U16 nữ với 5,5 điểm. Các gương mặt khác tiếp tục đoạt HC vàng cho cờ vua VN là: Hoàng Thị Như Ý (U14 nữ), Nguyễn Trần Ngọc Thúy (U12 nữ), Vũ Thị Diệu Ái (U10 nữ). Trần Thanh Tú (U18 nam), Lê Quang Liêm (U16 nam), Nguyễn Hoài Nam (U14 nam), Chế Quốc Hữu (U12 nam). Ngoài ra các kỳ thủ VN cũng đoạt tất cả các HC vàng ở nội dung đồng đội.
(Theo Thanh Niên)



Nguồn:  Vnexpress

Vietnam to host world chess championship qualifiers

Vietnam is set to host the 2007 World Chess Championship qualifiers (zone 3.3) on southern Phu Quoc Island from January 10-19, hoping to sweep all three spots in the finals.
Over a hundred masters from 15 countries and territories in zone 3.3 will compete for three spots – two for men’s and one women’s – to advance to the World Chess Championship 2007 to be held in Mexico in September.
Vietnamese grand master Dao Thien Hai
Vietnam will send ten national players – six men and four women – to partake the qualifiers in hopes of winning all three places to finals.
They include Dao Thien Hai, Nguyen Anh Dung, Nguyen Ngoc Truong Son, Le Quang Liem, Duong The Anh, Tran Thanh Tu, Le Kieu Thien Kim, Nguyen Thi Thanh An, Hoang Bao Tram, and Le Thi Ha.
Fifteen national chess federations classified in zone 3.3 by FIDE are Brunei, Taiwan, Hong Kong, South Korea, Indonesia, Japan, Korea, Macau, Malaysia, Mongolia, Myanmar, the Philippines, Thailand, Cambodia and Vietnam.
At the Southeast Asian Games in 2005 held in the Philippines, Vietnam dominated after gaining an absolute victory in all eight chess events.

Reported by Quang Huy – Translated by Minh Phat
Source: Vietnambreakingnews

Cờ nói lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam


Cờ nói một loại hình thi đấu cờ tương đối mới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vừa được biểu diễn tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Siêu kiện tướng Lê Quang Liêm giao lưu cùng các bạn trẻ
Các bạn trẻ hâm mộ cờ được trực tiếp xem ván cờ vua của Nguyễn Đức Hòa và Fide Trần Thanh Tú với sự phân tích, bình luận của Lê Quang Liêm. Sau 5 nước đi, hai kỳ thủ này sẽ cùng phân tích và nói ra những suy nghĩ, đánh giá thế trận, lạc quan hay bi quan về thế cờ của mình... Siêu đại kiện tướng Lê Quang Liêm sẽ là người phân tích xuyên suốt ván đấu. Đây là hoạt động mới và hấp dẫn thu hút hơn 300 bạn trẻ tham gia tạichương trình “Ngày hội cờ vua - sân chơi trí tuệ”.
Lê Quang Liêm bình luận các thế cờ
Tại chương trình, rất nhiều bạn trẻ hâm mộ cờ vua được giao lưu, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm cùng tân vô địch thể thể loại cờ chớp Lê Quang Liêm. Quang Liêm và các kiện tướng quốc tế sẽ trực tiếp giao đấu giao lưu cùng lúc hơn 40 bàn cờ cùng các bạn học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, nữ kiện tướng Phạm Bích Ngọc giới thiệu và tặng 50 quyển sách “Cờ vua dành cho mọi người” do chính cô viết.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kiện tướng quốc tế Nguyễn Đức Hòa và Fide Trần Thanh Tú thi đấu trực tiếp với thể loại cờ nói
Đây là hoạt động do Hội Cờ vua thuộc Trung tâm Đào tạo cờ vua quốc tế phối hợp cùng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức.
VIÊN VIÊN 
Nguồn: Báo Mực Tím

Lê Quang Liêm "đại chiến" với các kỳ thủ nhí

(TNO) Trong khi những kỳ thủ lớn tuổi nhanh chóng bị các kiện tướng đánh bại, nhiều em nhỏ chưa đầy 10 tuổi lại được các kiện tướng đánh giá… là “đáng gờm”.

Sáng nay 23.6, siêu đại kiện tướng quốc tế Lê Quang Liêm cùng các kiện tướng quốc tế Nguyễn Đức Hòa, Dương Thế Anh và kiện tướng Fide Trần Thanh Tú đã có một buổi thi đấu cờ vua bất ngờ với các kỳ thủ nhí tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP.HCM).
Buổi thi đấu cờ vua là một trong những hoạt động trong chương trình giao lưu do Hội cờ vua TP.HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Trường tiểu học Anh-Việt-Mỹ tổ chức.

Có 4 dãy thi đấu, mỗi dãy sẽ có 10 kỳ thủ đấu cùng 1 kiện tướng
Tham dự thách đấu các kiện tướng có 40 bạn trẻ là sinh viên, học sinh. Mỗi bàn thi đấu có 10 người cùng thi với 1 kiện tướng.
Sau khoảng 15 phút, những người thách đấu với kiện tướng Nguyễn Đức Hòa, Trần Thanh Tú và Dương Thế Anh nhanh chóng bị đánh bại.
Trong đó nổi bật em Lê Thành Công (13 tuổi), một trong những người thách đấu với kiện tướng Nguyễn Đức Hòa gây ấn tượng khi có những bước đi thông minh.

Kiện tướng quốc tế Nguyễn Đức Hòa lắm khi phải vò đầu khi đấu cờ với em Lê Thành Công
Công cũng là đấu thủ được Đức Hòa chọn trao thưởng. Khi trao giải thưởng, Hòa cũng không quên động viên, nhắn nhủ đến Công.
Ở bàn thi đầu của siêu kiện tướng quốc tế Lê Quang Liêm, hầu hết những người thi đấu là các em nhỏ từ 8 - 14 tuổi. Đây cũng là bàn thi đấu cầm chân nhà vô địch thế giới  cờ chớp được lâu nhất.

Lê Quang Liêm bị các em nhỏ cầm chân khá lâu
Những em nhỏ như Hoàng Trung Minh Quang, Nguyễn Thành Trung và cô gái Đoàn Minh Thư, là những em nhỏ thi đấu với siêu đại kiện tướng đến giây phút cuối cùng, khi hầu hết đã bị đánh bại.
Trong khi Minh Thư giữ lại được khá nhiều quân cho mình thì Trung loại khá nhiều quân của Lê Quang Liêm. Trên bàn thi đấu của cậu bé 8 tuổi và Lê Quang Liêm chỉ còn rất ít quân nhưng cả 2 vẫn bám đuổi nhau để chiếu tướng.

Dù mới 8 tuổi nhưng những bước ra quân thận trọng của Nguyễn Thành Trung cũng khiến Lê Quang Liêm suy nghĩ khá lâu
Dù không thể thắng được siêu đại kiện tướng quốc tế nhưng việc các em nhỏ cầm chân khá lâu, trước khi mất vua, đã gây ấn tượng cho những người xem xung quanh.
Quan sát con chơi cờ cùng siêu kiện tướng, ông Nguyễn Thành Tiến, ba của em Nguyễn Thành Trung, cho biết Trung luôn ghi chép lại các bước đi của mình và đối phương để khi về nhà, cậu sẽ xem lại, nước đánh nào đúng, nước đánh nào sai để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Thành Trung đau đầu khi bị dồn vào thế bí
Được biết, Trung đã đạt huy chương đồng U8 Cờ vua Đông Nam Á, vừa trở về Việt Nam cách đây không lâu.
Trung chia sẻ, được thi đấu với Lê Quang Liêm là một thử thách rất khó, không thể vượt qua nhưng em đã có những trải nghiệm khó quên.
Nhân buổi giao lưu, nữ kiện tướng quốc tế Phạm Bích Ngọc cũng đã gửi đến các bạn trẻ cuốn sách "Cờ vua cho mọi người" do chính cô viết.
Ngoài ra, người hâm mộ cờ vua đã có dịp được xem trận đấu cờ nói giữa kiện tướng quốc tế Nguyễn Đức Hòa và kiện tướng Fide Trần Thanh Tú, được nghe siêu đại kiện tướng Lê Quang Liêm bình luận từng bước đi của 2 kỳ thủ.

Buổi thi đấu thu hút rất nhiều em nhỏ tham gia

Vui mừng khi loại được quân của đối thủ

Em bé này ghi lại từng bước đi của cả hai bên để có thể xem lại sau buổi đấu

Hai bàn cờ đã bị quân đen của Kiện tướng Fide Trần Thanh Tú nhanh chóng liên tục chiếu vua

Người hâm mộ được tham gia xem trận thi đấu cờ vua nói do Lê Quang Liêm phân tích, bình luận

Kiện tướng Fide Trần Thanh Tú (trái) và kiện tướng quốc tế Nguyễn Đức Hòa thi đấu cùng nhau

Siêu đại kiện tướng quốc tế Lê Quang Liêm phân tích trận đấu của 2 kiện tướng Đức Hòa và Thanh Tú

Siêu đại kiện tướng quốc tế Lê Quang Liêm giành học bổng toàn phần của đại học Mỹ
Chia sẻ tại buổi giao lưu, Lê Quang Liêm cho biết sau khi tham gia tranh giải ở Đại hội Thể thao châu Á trong nhà (tại Hàn Quốc) và giải cờ vua vô địch thế giới năm 2013 (tại Na Uy) sắp tới, Liêm sẽ lên đường đi du học.
Liêm cho biết do giành được suất học bổng toàn phần 4 năm của Trường ĐH Webster (Mỹ) nên sẽ lên đường đi du học về tài chính vào khoảng cuối năm nay.
Hiện nay Liêm đang là sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Sài Gòn, ngành tài chính ngân hàng. “Vì vốn đam mê lĩnh vực tài chính ngân hàng bên cạnh cờ vua nên Liêm sẽ theo đuổi việc học của mình”, Liêm nói thêm.
Theo Liêm, do trường ĐH Liêm giành được suất học bổng cũng có một đội tuyển cờ vua khá mạnh, trong đó có 5 - 6  học viên là đại kiện tướng thế giới nên việc học tại đây sẽ giúp Liêm vừa theo đuổi đam mê với ngành tài chính ngân hàng, vừa có thể bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cờ vua của mình.
Hoàng Quyên - Thanh Hải
Ảnh: Hoàng Quyên
Nguồn: Báo Thanh Niên

Sinh viên NTTU giao lưu thi đấu Cờ vua với Siêu ĐKT Lê Quang Liêm

Sáng 23/6, Chương trình “Ngày hội cờ vua – sân chơi trí tuệ” do trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp cùng Trường Tiểu học Anh-Việt-Mỹ và Trung tâm Cờ Quốc tế đã được tổ chức tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Tham dự ngày hội có Ông Nguyễn Phước Trung – Tổng thư ký Liên đoàn Cờ vua Việt Nam, Bà Phạm Bích Ngọc – Tổng giám đốc Trung tâm cờ quốc tế. Đặc biệt là sự có mặt của Siêu đại kiện tướng Lê Quang Liêm cùng các kiện tướng quốc tế của đoàn cờ vua Việt Nam. Về phía trường Đại học Nguyễn Tất Thành có sự tham dự của TS. Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy cô trong Ban giám hiệu, các học sinh sinh viên yêu thích cờ vua.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng hiệu trưởng nhà trường

Phát biểu khai mạc chương trình, TS Nguyễn Mạnh Hùng đã rất vui mừng trước sự tham dự của các đại kiện tướng quốc tế, qua đó Ông cũng đã gửi lời chúc mừng đến Siêu đại kiện tướng Lê Quang Liêm vừa trở thành nhà tân vô địch thế giới nội dung cờ chớp. TS. Nguyễn Mạnh Hùng cho biết “Bên cạnh công tác đào tạo trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng không ngừng đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, các phong trào thể dục thể thao nhằm giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, tinh thần phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, tăng cường tình đoàn kết của cán bộ giảng viên và HSSV trường, hàng năm nhà trường thường xuyên tổ chức các phong trào thể dục thể thao với nhiều các nội dung tham gia thi đấu trong đó có bộ môn cờ vua”.

 Bà Phạm Bích Ngọc tác giả của cuốn sách “Cờ vua cho mọi người”

Ngay sau phát biểu khai mạc, Bà Nguyễn Thị Hồng Anh – Phó tổng giám đốc Trung tâm cờ quốc tế cũng đã có những chia sẽ với các bạn HSSV trường NTTU cùng các bạn trẻ hâm mộ bộ môn cờ vua những điều thú vị và tác dụng của bộ môn cờ vua đem lại, qua đó giới thiệu cho các bạn trẻ yêu thích bộ môn này có thể tham gia theo học cờ vua tại trung tâm cờ quốc tế. Tiếp đó, Bà Phạm Bích Ngọc tác giả của cuốn sách “Cờ vua cho mọi người”cũng đã có những chia sẽ kinh nghiệm và niềm đam mê của mình về cờ vua.

Sau phần phát biểu chia sẻ, chương trình tiếp tục được diễn ra với bộ môn cờ nói của KTQT Nguyễn Đức Hòa và Kiện tướng FIDE Trần Thanh Tú. Sau 5 nước đi, lần lượt các kỳ thủ đã cùng gặp gỡ với các bạn sinh viên và các bạn trẻ hâm mộ những suy nghĩ, chiến lược, đánh giá thế trận, lạc quan hay bi quan về thế cờ của mình...Với vai trò là người phân tích các thế cờ xuyên suốt trận đấu, Siêu ĐKT Lê Quang Liêm đã chỉ ra cho các bạn sinh viên và học sinh thấy được, điểm mạnh, điểm yếu trong các nước đi của hai kỳ thủ và các dự tính trong những thế cờ. Kết thúc trận đấu, Kiện tướng FIDE Trần Thanh Tú đã dành phần thắng với thời hạn sát sao.


Nổi bật trong chương trình là Siêu ĐKT quốc tế Lê Quang Liêm và các KT khác đã trực tiếp thi đấu cùng lúc trên 40 bàn cờ với các bạn sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành và những người hâm mộ. Với sự tham gia sôi nổi, nhiệt tình các bạn sinh viên và các kỳ thủ đã công hiến cho người xem những trận đấu đầy thú vị, kịch tính. Trong số 40 bạn thi đấu có nhiều bạn tỏ ra khá am hiểu về các thế cờ vua và chứng tỏ được khả năng của mình. Kết thúc các trận đấu, phần thắng thuộc về Siêu ĐKT quốc tế Lê Quang Liêm và các KT khác, tuy nhiên các bạn theo đánh gia của các kiện tướng, nhiều bạn tham gia đã thi đấu rất tốt, ban tổ chức cũng đã chọn ra được 8 bạn có thành tích xuất sắc trong đó có 5 bạn sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành.


Buổi giao lưu là một trong những chương trình mang ý nghĩa thiết thực nhằm phát động phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, trí tuệ qua đó giúp HSSV phát huy tinh thần trong học tập và cuộc sống. Thông qua buổi giao lưu này, Nhà trường cũng mong muốn sẽ thu hút được nhiều  học sinh, sinh viên tham gia vào bộ môn trí tuệ này, đề từ đó có thể phát hiện được nhiều gương mặt xuất sắc cho nền cơ vua.
NBA
Một số hình ảnh tại  Chương trình “Ngày hội cờ vua – sân chơi trí tuệ”
Siêu ĐKT quốc tế Lê Quang Liêm đang thi đấu cùng sinh viên NTTU
Ảnh: Duy Anh

Lê Quang Liêm giao lưu với người hâm mộ

(Thethaovanhoa.vn) - Sáng qua, tại hội trường Đại học Nguyễn Tất Thành (quận 4), nhà tân vô địch cờ chớp thế giới Lê Quang Liêm và các đại kiện tướng (ĐKT) như Nguyễn Đức Hòa, Trần Thanh Tú, Võ Thị Kim Phụng, Hoàng Thị Như Ý… đã có buổi giao lưa với gần 300 người hâm mộ.
Đây là hoạt động do Hội cờ vua-Trung tâm đào tạo cờ vua quốc tế và trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức. Tại buổi giao lưu, người hâm mộ đã được xem trực tiếp ván cờ vua của kiện tướng quốc tế Nguyễn Đức Hòa và kiện tướng Trần Thanh Tú. Sau đó là buổi giao lưu, phỏng vấn và cùng phân tích ván cờ vua của 2 kiện tướng với Lê Quang Liêm và các kiện tướng khác.
Ngoài ra, Lê Quang Liêm và các ĐKT cờ vua khác đã trực tiếp thi đấu cùng lúc trên 40 bàn cờ với người hâm mộ là các sinh viên, học sinh..
Chia sẽ những kinh nghiệm của bản thân trong việc chơi cờ, kỳ thủ số một Việt Nam cho rằng: “Cờ vua là môn thể thao trí tuệ không cần quá nhiều cơ sở vất chất và rất phù hợp với tố chất của người Việt Nam. Nếu yêu thích cờ vua, bạn có thể theo đuổi vì đây là môn thể thao ít tốn kinh phí đầu tư về vật chất.
Mỗi ngày, tôi thường dành 3 đến 4 giờ để tập cờ, tôi nghĩ chỉ cần bạn đam mê và biết học hỏi cũng như sắp xếp thời gian chơi cờ hợp lý là có thể thành công”,
Trong dịp này, nữ kiện tướng quốc tế Phạm Bích Ngọc đã giới thiệu và tặng quyển sách “Cờ vua cho mọi người” do chính kỳ thủ này viết.
V.H
Thể thao & Văn hóa
Nguồn: (Yahoo news)

Friday, January 25, 2013

UVa 12532 - Interval Product | Solution

Problem Overview:

Name: UVa 12532 - Interval Product
Link: http://uva.onlinejudge.org/external/125/12532.html
Time Limit: 2s
Memory Limit:

My suggested solution:

Difficulty: Medium
Hint: This problem can also be solved by IT algorithm, but BIT is chosen because it's easy and fast to code. Obviously, there are an observation: the result of a product command of all integers between I and J will be zero if at least one of them is zero, it will be positive if the number of negative integers is divisible by 2, and it will be negative otherwise. There are 2 initial binary indexed trees, one stores the number of zeros (zero-tree) and other keeps the number of negative integers (nega-tree). With every integer read from input, the zero-tree should be adjusted by +1 at its position if it is a zero, and if it is a negative integer, the nega-tree should be updated. The changing query can be divided into 2 steps: removing an array element and inserting another element right there. The trees should be updated right after each step. Now, every product command from I to J can be easily calculated by counting the number of zeros and negative integers between I and J based on the observation above.
Complexity: There are K commands, each of which is a change or a product command. The update function and the range sum function can be done in O(logN). So the complexity is O(K * logN)
Algorithm: BIT
Related problem:

Một bài viết trên facebook của tôi


Vừa nãy khi mình đứng dưới vòi sen nước nóng, mình mãi mê nghĩ về một điều đến nỗi mà dùng nhầm chai sữa tắm Axe để gội đầu và vớ chai dầu gội Romano để tắm (làm đại sứ thương hiệu cho hãng này nên lâu lâu phải quảng cáo cho họ tí). Lý do này đủ thú vị để mình chia sẻ điều mình nghĩ lên facebook làm kỷ niệm sự kiện ngớ ngẩn đêm Giáng Sinh.
Nó đây.
Khi mọi chuyện xung quanh bạn đột ngột trở nên tồi tệ, bạn nghĩ mình bị dồn vào chân tường, lúc ấy bạn chỉ mong cuộc đời ban cho bạn một lối đi, dù chỉ là một con đường mòn, để bạn thoát ra khỏi tình thế bế tắc đó.
Rồi khi bạn đã đi được tới một con đường đá, nhìn qua bên kia sông, thấy người ta chạy xe trên đường nhựa sao êm quá, có thể bạn sẽ trách cuộc đời sao chỉ cho bạn đi trên một con đường, mà lại là con đường đầy sỏi đá không được êm ái như người ta, trách sao bạn đã chạy mòn bánh xe mà không có chiếc cầu nào để qua sông.
success

Tuesday, January 22, 2013

Đeo đuổi đến cùng ước mơ


Khi vào Google, gõ dòng chữ: CTU.Optimists, trong 0.23 giây, kết quả tìm kiếm cho hơn 208 nghìn kết quả liên quan đến đội tuyển đạt Giải nhất cuộc thi Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC của Trường Đại học Cần Thơ. Niềm vui nhân đôi, khi biết tin đội sẽ là đơn vị duy nhất đại diện Việt Nam dự thi vòng chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Nga vào cuối tháng 6-2013.

Phút 89…

Dù cuộc thi Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC vòng loại châu Á, tại điểm thi Hà Nội, đã kết thúc hơn một tháng nay nhưng dư âm vẫn còn "nóng hôi hổi" với Đội tuyển CTU.Optimists (gồm các thành viên: Lâm Phan Việt, sinh viên ngành Máy tính và Truyền thông K35; Lương Văn Đô, sinh viên ngành Khoa học máy tính K36; Trần Thanh Tú, sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm K34 và Thạc sĩ Nguyễn Cao Hồng Ngọc, Huấn luyện viên của đội). Đội trưởng Lâm Phan Việt xúc động nói: "Hôm xướng danh đội của chúng tôi đoạt giải Nhất vòng loại khu vực châu Á tại điểm thi Hà Nội, cả đội vui mừng đến nổi không nói nên lời…".
ACM/ICPC điểm thi Hà Nội năm nay tuân thủ tiêu chuẩn của cuộc thi ACM/ICPC quốc tế. Các thí sinh phải giải toán trên máy tính bằng tiếng Anh. Mỗi đội được phát 1 đề thi có 8-10 bài, cùng làm việc trên 1 PC trong 5 giờ. Các bài thi phải sử dụng ngôn ngữ lập trình C/C++, Java. Kết quả được chấm hoàn toàn tự động bằng công cụ chấm thi và công bố tại khu vực thi. Cuộc thi đòi hỏi thí sinh phải có khả năng lập trình, tư duy thuật toán rất tốt. Điều quan trọng, các thành viên trong đội phải thật "ăn ý". Đô kể: "Trong 4 giờ thi đầu, cả đội chỉ giải được 2/10 bài thi. Đội xếp đồng hạng 17, đứng thứ tự 25. Lúc ấy, chúng tôi rất lo lắng, bởi chỉ còn 1 giờ thi nữa và đội giỏi nhất hiện đã giải được 4 bài. Chúng tôi tự nhủ phải cố gắng. Khi đó, máy chấm thi báo kết quả đáp án bài giải thứ 3 của đội đúng. Cả đội lấy lại tinh thần, chúng tôi chia nhau mỗi người một việc, cố gắng sửa và cải tiến các bài đang làm dang dở. Rồi máy báo kết quả đúng 4 bài. Bài thứ 5, chúng tôi hoàn thành khi chỉ còn khoảng 20 phút cuối". Tú tiếp lời: "Giải được bài cuối cùng là nhờ vào kinh nghiệm của Việt. Chính kinh nghiệm và sự quyết đoán của bạn đã giúp đội toàn thắng trong cuộc thi". Thạc sĩ Nguyễn Cao Hồng Ngọc phấn khởi nói: "Ngồi ngoài phòng thi, tôi rất sốt ruột. Sau 4 giờ thi đầu, lúc bảng điểm đóng băng (không còn cập nhật kết quả để giữ bí mật), đội chỉ giải được 2 bài, chưa đúng với thực lực của đội. Đến khi đội ra ngoài phòng thi, nhìn Việt đưa bàn tay 5 ngón (ngụ ý làm được 5 bài tập), chúng tôi chỉ biết ôm nhau khóc vì quá vui mừng!".

Friday, January 18, 2013

Mate in 3 - problem 21

This problem is about Queen + Knight + Bishop combination. Have fun!

chess, chess problem, mate in 3

White to play and mate in 3.

Friday, January 11, 2013

Krasenkow wins the XLII Rilton Cup with 7.5/9


The Polish GM won the first four games of Sweden's biggest international chess tournament, then drew three games, then won the last two, the final one with the black pieces. That gave Michal Krasenkow sole first place, with Aleksandr Shimanov and Erwin l'Ami half a point behind. From and around the tournament in Stockholm we bring you pictorial impressions by Alina L'Ami.


The Rilton Cup is Sweden's biggest and most famous international chess tournament. It was originally initiated by a donation from a doctor, Tore Rilton, and since 1985 the tournament is financially secure. A special challenge prize, donated by SEB Skandinaviska Enskilda Banken, is the Rilton-medal in genuine gold. The tournament has over the years been very helpful for talented Swedish juniors. This year the Rilton tournament is part of the 100th anniversary celebrations of the 1912 Stockholm Summer Olympics. Every Rilton participant will receive a copy of the medal that the Olympic medal winners received in 1912.
The 42nd Rilton Cup (XLII according to our calculations is Latin for 42) is being held as a a nine-round FIDE Swiss from December 27, 2012 to January 5, 2013, at the Clarion Hotel Stockholm, Ringvägen 98, Stockholm. The event was open for players with a FIDE or national rating of at least 2200, with exemptions granted to players who applied before November 15th, and priority given to juniors. Time controls were 40 moves in 90 minutes, followed by 30 minutes for the rest of the game, with an increment of 30 seconds per move from move one. Prizes ranged from 20,000 SEK for first to 3,000 SEK for tenth (one SEK is 12 Euro cents, or 15 US cents). There were also prizes of 1,000-3,000 SEK for the different rating groups.

Final standings (after nine rounds)

...or as the Swedes so nicely put it: "Slutställning efter 9 ronder"
#
Title
Namn
Nat
Rtng
Pts
 TB1 
 TB2 
Perf
1 GM Krasenkow Michal
POL
2628
7.5
48.5
53.0
2769
2 GM Shimanov Aleksandr
RUS
2630
7.0
49.0
54.0
2695
3 GM L'ami Erwin
NED
2625
7.0
45.0
49.0
2582
4 GM Smirin Ilya
ISR
2652
6.5
51.5
56.5
2660
5 IM Sipilä Vilka
FIN
2425
6.5
48.0
52.0
2679
6 GM Socko Bartosz
POL
2631
6.5
47.5
52.0
2623
7 GM Ivanov Sergey
RUS
2550
6.0
45.5
49.5
2511
8 IM Rombaldoni Axel
ITA
2464
6.0
44.5
48.5
2523
9 IM Blomqvist Erik
SWE
2448
6.0
44.5
47.5
2585
10 GM Cramling Pia
SWE
2516
6.0
43.5
47.5
2544
11 GM Socko Monika
POL
2445
6.0
42.0
45.5
2498
12 IM Nithander Victor
SWE
2443
6.0
41.0
44.0
2509
13 GM Åkesson Ralf
SWE
2441
6.0
41.0
43.5
2496
14 GM Volodin Aleksandr
EST
2506
6.0
39.5
41.5
2371
15 IM Urkedal Frode
NOR
2469
5.5
44.0
48.5
2495
16 FM Westerberg Jonathan
SWE
2320
5.5
44.0
47.5
2486
17 GM Gleizerov Evgeny
RUS
2557
5.5
43.0
47.5
2450
18 GM Ulibin Mikhail
RUS
2533
5.5
40.5
43.5
2408
19 GM Miezis Normunds
LAT
2596
5.5
39.5
42.5
2404
20 GM Hillarp-Persson Tiger
SWE
2546
5.5
37.5
41.5
2384

Gawain Jones wins 88th Hastings Masters


After eight round three players were tied for first. In round nine English GM Gawain Jones, by pure dint of determination, ground out an endgame win against his main rival Daniel Alsina Leal, and then drew his final game to take sole victory with 7.5/10 points and a 2678 performance. Behind him eight players with half a point less.

The 88th Hastings Masters took place from December 28, 2012 to January 6th, 2013. The participants of the Masters Tournament included 13 grandmasters and players from 22 countries, as far afield as New Zealand and Indonesia, Iceland and the USA. Local and regional players were also well represented. This Congress provided an entertaining feast of chess, but in addition Hastings also provides a wide variety of galleries, museums and quirky shops to interest non-chess playing accompanying family or friends. The Chess Congress is sponsored by Hastings Borough Council.

Hastings, in East Sussex on the south coast of England [View Larger Map]
Top seed Gawain Jones (above) finished the tournament in first place with 7.5/10 points and a 2678 performance. After eight rounds he was in the joint lead with Sarunas Sulskis, Rui Gao and Daniel Alsina Leal, each with 6.0/8. In the ninth round Jones faced Alsina Leal and ground him down in the endgame (see Karsten Müller's analysis below), while Sulskis and Gao drew their games. With 7.0/9 in the sole lead Gawain clinched sole victory in Hastings with a final round 17-move draw. Behind him eight players with half a point less.

Chess Festival in Basel – Grachev wins on tiebreak



The Basel Chess Festival took place from January 1st to 5th as a seven-round Swiss tournament, with top seeds Maxime Vachier-Lagrave, Boris Grachev, Edouard Romain and a host of strong GMs in a field totalling 89 players (197 in all groups).

Four players tied for first in the main group, with 5.5/7 points, with Boris Grachev (above) winning on tiebreak points. The Russian GM won his first four games and was then able to take tournament victory with draws in the last three. Top seed Maxime Vachier-Lagrave conceded too many draws and landed on place five with 5.0/7 points.

Final standing (after seven rounds)

#
Player
Titel
Rtng
Nat.
+
=
Pts
PtsSu
Buchh
1.
Grachev,Boris
GM
2688
RUS
4
3
0
5.5
25.0
34.0
2.
Vajda,Levente
GM
2603
ROU
5
1
1
5.5
23.5
31.0
3.
Van Kampen,Robin
GM
2581
NED
4
3
0
5.5
23.0
30.0
4.
Istratescu,Andrej
GM
2654
FRA
4
3
0
5.5
22.5
31.0
5.
Vachier-Lagrave,M
GM
2711
FRA
3
4
0
5.0
22.5
31.0
6.
Fier,Alexandr
GM
2573
BRA
3
4
0
5.0
22.0
32.0
7.
Melkumyan,Hrant
GM
2656
ARM
4
2
1
5.0
21.0
31.0
8.
Edouard,Romain
GM
2686
FRA
3
4
0
5.0
21.0
30.0
9.
Ghaem Maghami,Ehs
GM
2572
IRI
3
4
0
5.0
20.5
28.0
10.
Pelletier,Yannick
GM
2604
SUI
3
4
0
5.0
20.0
28.5
11.
Vorotnikov,Vladis
GM
2464
RUS
4
2
1
5.0
20.0
27.5
12.
Bartel,Mateusz
GM
2629
POL
4
2
1
5.0
19.5
29.5
13.
Turov,Maxim
GM
2630
RUS
3
3
1
4.5
21.0
31.0
14.
Mladenov,Svetlin
2407
BUL
4
1
2
4.5
20.5
27.5
15.
Hansen,Eric
IM
2568
CAN
4
1
2
4.5
20.0
29.0
16.
Heimann,Andreas
IM
2489
GER
3
3
1
4.5
19.5
30.0
17.
Milosevic,Goran
IM
2328
SUI
3
3
1
4.5
19.5
29.0
18.
Lekic,Dusan
IM
2411
MNE
4
1
2
4.5
19.5
27.0
19.
Georgiadis,Nico
FM
2369
SUI
4
1
2
4.5
18.5
26.0
20.
Toth,Bela
IM
2352
ITA
3
3
1
4.5
18.5
25.5
21.
Maier,Christian
IM
2354
GER
3
3
1
4.5
18.0
26.0
22.
Dann,Matthias
FM
2432
GER
4
1
2
4.5
18.0
25.0
23.
Maisuradze,Nino
WGM
2306
FRA
3
3
1
4.5
17.5
27.5
24.
Faibisovich,Vadim
IM
2349
RUS
4
1
2
4.5
17.0
23.0

The winners: Levente Vajda, Boris Grachev, Robin van Kampen